Thẩm định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
(TDVC Thẩm định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước) – Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam được xác định là nhiệm vụ quan trọng cần quan tâm để đổi mới nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước, trong quá trình tái cơ cấu nền kinh tế trong chiến lược phát triển kinh tế – xã hội. Cổ phần hóa là việc chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp không phải là công ty cổ phần sang hoạt động theo quy chế của công ty cổ phần. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chính là quá trình chuyển đổi doanh nghiệp mà chủ sở hữu là Nhà nước thành công ty cổ phần, đây chính là việc chuyển những công ty Nhà nước mà không cần năm giữ 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần. Để thực hiện việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, hiện nay có 3 hình thức tiến hành:
- Một là, giữ nguyên vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
- Hai là, bán một phần vốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán bớt một phần vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ
- Ba là, bán toàn bộ bốn nhà nước hiện có tại doanh nghiệp hoặc kết hợp vừa bán toàn bộ vốn nhà nước vừa phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu cụ thể như sau: Tạo điều kiện doanh nghiệp hoạt động hiệu quả; Giảm bớt gánh nặng cho ngân sách nhà nước; Góp phần làm chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế; Huy động vốn của các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm nâng cao năng lực tài chính; Thúc đẩy đổi mới công nghệ, đổi mới phương thức quản lý; Thúc đẩy phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán.
Để đảm bảo quá trình cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được triển khai nhanh chóng, hiệu quả và đảm bảo lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và các nhà đầu tư, quá trình xác định giá trị doanh nghiệp cần phải được tiến hành một cách trung thực, hợp lý và nhanh chóng. Vì vậy thẩm định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa có vai trò đặc biệt quan trọng và cần thiết.
Thẩm định giá doanh nghiệp cổ phần hóa
Hiện nay thẩm định giá doanh nghiệp nhà nước phục vụ mục đích cổ phần hóa đang được thực hiện theo Nghị định số 59/2011/NĐ-CP và các văn bản sửa đổi, bổ sung, hướng dẫn là một trong những nhân tố quan trọng góp phần vào những kết quả cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn 2011- 2015, hạn chế tối đa khả năng thất thoát vốn và tài sản nhà nước trong quá trình cổ phần hóa. Ngày 16/11/2017 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2017/NĐ-CP về chuyển doanh nghiệp nhà nước và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do doanh nghiệp nhà nước đầu tư 100% vốn điều lệ thành công ty cổ phần, tạo tiền đề cho việc hoàn thành kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước…Đồng thời trong quá trình thực hiện xác định lại giá trị doanh nghiệp vận dụng theo Tiêu chuẩn thẩm định giá Việt Nam số 12 về thẩm định giá trị doanh nghiệp kèm theo Thông tư số 122/2017/TT-BTC do Bộ Tài Chính ban ngày 15/11/2017 để đảm bảo xác định được chính xác giá trị thị trường của giá trị doanh nghiệp. Xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là công việc quan trọng, quyết định đến sự thành công khi chuyển doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần. Vì vậy các tổ chức thẩm định giá, thẩm định viên phải cần phải có bề dày kinh nghiệm, trình độ, chuyên môn sâu trong lĩnh vực thẩm định giá tài sản và được cấp phép hoạt động của Bộ tài chính, luôn tuân thủ theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam quy định. Bên cạnh đó doanh nghiệp cổ phần hóa phải cung cấp đầy đủ, trung thực các thông tin liên quan đến doanh nghiệp thẩm định giá trong quá trình định giá góp phần tăng cường tính hợp lý trong việc xác định giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa.
Ngoài ra các yếu tố như thời điểm thẩm định giá, các thông tin, số liệu và tài liệu về doanh nghiệp cần thẩm định giá có thể thu thập được, thẩm định viên cần lựa chọn cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp. Vì vậy với từng loại doanh nghiệp, tài sản cụ thể, thẩm định viên áp dụng các cách tiếp cận, phương pháp thẩm định giá phù hợp đúng theo tiêu chuẩn thẩm định giá và pháp luật Việt Nam quy định. Đối với thẩm định giá doanh nghiệp có những phương pháp định giá thông dụng sau: Cách tiếp cận từ chi phí: nhóm phương pháp phân tích tài sản; Cách tiếp cận từ thu nhập: nhóm phương pháp chiết khấu dòng tiền; Cách tiếp cận từ thị trường: nhóm phương pháp so sánh tỷ số;
- Nhóm phương pháp phân tích tài sản là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp trên cơ sở đánh giá giá trị của tài sản hiện có của doanh nghiệp tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp. Nhóm phương pháp này bao gồm hai phương pháp là: Phương pháp giá trị tài sản thuần; Phương pháp định lượng lợi thế thương mại – Goodwill.
- Nhóm phương pháp dòng tiền chiết khấu được tiếp cận trực tiếp trên quan điểm lợi ích để ước tính giá trị doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có tài sản không tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh (không tham gia vào việc tạo ra dòng tiền trong tương lai) thì trước khi thẩm định giá cần xử lý riêng các tài sản đó. Nhóm phương pháp này bao gồm bốn phương pháp: Phương pháp chiết khấu dòng lợi nhuận thuần; Phương pháp chiết khấu dòng cổ tức; Phương pháp chiết khấu dòng tiền thuần vốn chủ (FCFE – Free cash to Equity); Phương pháp chiết khấu dòng tiền chung (FCFE – Free cash to Firm). Các phương pháp này đều xuất phát trực tiếp từ quan niệm cho rằng giá trị doanh nghiệp được đo bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại trong tương lai. Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp, cũng như tùy theo mục đích và nguồn cơ sở dữ liệu mà thẩm định viên có thể lựa chọn việc áp dụng các phương pháp thích hợp nhất.
- Nhóm phương pháp so sánh là cách ước tính giá trị của một doanh nghiệp, hoặc các lợi ích về quyền sở hữu, hay chứng khoán bằng cách sử dụng một hay nhiều phương pháp, trong đó so sánh giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định với doanh nghiệp tương tự được mua bán trên thị trường. Phương pháp so sánh dựa trên tỷ số tài chính đặc trưng của các doanh nghiệp “tương tự”, hoặc “có thể so sánh” để tìm ra giá trị của doanh nghiệp cần thẩm định giá. Theo phương pháp so sánh giá trị của doanh nghiệp được ước tính dựa trên giá trị của tài sản so sánh. Các tài sản so sánh được chuẩn hóa theo một biến số chung như: Thu nhập, giá trị sổ sách, doanh thu. Để phương pháp này vận hành hiệu quả thì cần có một thị trường chứng khoán phát triển, minh bạch, có nhiều doanh nghiệp “tương tự” đang được niêm yết và giao dịch trên thị trường.
Thẩm định giá doanh nghiệp gồm nhiều phương pháp được doanh nghiệp và thẩm định viên lựa chọn và sử dụng thích hợp theo thông lệ quốc tế, cũng như trên thị trường Việt Nam, tuy nhiên phương pháp sử dụng chủ yếu là phương pháp tài sản bởi vì: (1) Phương pháp này trực tiếp đi vào phân tích các tài sản của doanh nghiệp, nên những người liên quan về lợi ích dễ nhìn nhận và đánh giá được lợi ích của mình; (2) Đơn giản, dễ áp dụng, được hướng dẫn cụ thể; ( 3) Dù định giá theo phương pháp nào thì giá trị doanh nghiệp cổ phần cũng không được thấp hơn giá trị định giá theo phương pháp tài sản, nên việc vận dụng phương pháp định giá khác không được coi trọng. Điều này gây khó khăn cho các tổ chức tư vấn xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến các tổ chức tư vấn xác định giá trị thường lấy kết quả của phương pháp tài sản, thường là giá trị thấp nhất. Tuy vậy phương pháp tài sản cũng có hạn chế là trong nhiều trường hợp không phản ánh sát thực tế, bỏ qua nhiều giá trị tài sản vô hình, do vậy đã làm thất thoát tài sản của Nhà nước. Vì vậy cần phải có hướng dẫn các trường hợp cụ thể về việc áp dụng các phương pháp khác ngoài phương pháp tài sản và kết quả xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa khi áp dụng nhiều phương pháp.
Để thẩm định giá doanh nghiệp trong cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước đạt hiệu quả, thuận lợi và chính xác cần phải xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin tài chính của doanh nghiệp Nhà nước và của thị trường tài chính. Tiếp tục ban hành các hướng dẫn chi tiết việc xử lý tài chính và xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước cổ phần hóa. Xây dựng và phát triển hoạt động thẩm định giá chuyên nghiệp, tạo điều kiện thúc đẩy việc xác định giá trị doanh nghiệp trong cổ phần hóa nhằm tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, đảm bảo việc xác định giá trị doanh nghiệp được thực hiện một cách chuyên nghiệp, nhanh chóng, độ tin cậy cao và gắn với trách nhiệm của tổ chức thẩm định giá.
Công ty thẩm định giá chuyên nghiệp
Công ty cổ phần Thẩm định giá Thành Đô, đơn vị thẩm định giá tài sản chuyên nghiệp và uy tín hàng đầu tại Việt Nam. Trải qua một quá trình dài phát triển, công ty đã khẳng định được vị thế dẫn đầu trong hoạt động thẩm định giá, tạo dựng được uy tín; thương hiệu vững vàng đối với khách hàng và được các cơ quản lý Nhà nước, doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp nước ngoài, tổ chức, cá nhân đánh giá cao trong lĩnh vực thẩm định giá tại Việt Nam. Thẩm định giá Thành Đô với đội ngũ thẩm định viên có trình độ, chuyên môn cao về thẩm định giá; kinh tế, tài chính, xây dựng cùng bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực thẩm định giá doanh nghiệp cổ phần hóa. Chúng tôi đã thực hiện nhiều hợp đồng thẩm định giá doanh nghiệp cổ phần hóa có quy mô lớn và tính chất phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên sâu cao trong hoạt động thẩm định giá góp phần quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Với hệ thống thẩm định giá rộng khắp cả nước: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Bình, Tuyên Quang, Thanh Hóa, Cần Thơ, Lâm Đồng và các tỉnh lân cận, chúng tôi chắc chắn sẽ đáp ứng đầy đủ và kịp thời yêu cầu thẩm định giá của quý khách hàng trên toàn quốc. Năm 2019, Công ty vinh dự được chứng nhận “Thương hiệu – nhãn hiệu độc quyền uy tín 2019” và đạt chứng nhận tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2015 cho hệ thống quản lý chất lượng trong dịch vụ thẩm định giá đánh dấu sự tin tưởng, uy tín của công ty, khẳng định sự phát triển và hòa nhập cùng cộng đồng doanh nghiệp thẩm định giá trên toàn quốc, giúp công ty có cơ hội phát triển và quản trị doanh nghiệp tốt hơn, đồng thời nâng cao giá trị của doanh nghiệp góp phần quan trọng giúp khách hàng có những quyết định chính xác trong việc kinh doanh và mua bán minh bạch trên thị trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế Quốc tế ngày càng mạnh mẽ ngày nay.
Trả lời